Đánh giá: 5.5/10 từ 2 lượt
Tác giả: Thanh Tịnh
Thể loại: Truyện Ngắn
Giới thiệu:
Làng
Cách chân đèo Phước Tượng hai cây số và ở giữa phá Cầu Hai có một chồng đá xám mọc lên thật cao. Trên chồng đá ấy có cái am vôi trơ trọi đứng một mình. Mặt am nhìn về phía núi Tùy Vân và cách đó ba cây số là cửa biển Tư Hiền. Lưng am chênh chếch xây về dãy Trường Sơn và riêng hòn Bạch Mã trán cao chất ngất, về phía ấy chân núi bò ra tận phá và nhiều khoảng chuồi thẳng mình trong bầu nước rộng mênh mông.
Am không có vẻ hoang phế, nhưng cũng không được vẻ săn sóc lắm. Trong am đếm được hơn ba trăm bát lư hương vừa sành vừa gỗ. Am xây theo kiểu cổ, mái vồng và chân mạnh. Chắc đã bị bão táp nhiều phen nhưng mặt vôi nhiều nơi còn nguyên láng. Tìm niên hiệu thì mới biết am dựng năm Hoàng Định Nguyên Niên (tức về đời vua Lê Thánh Tông đầu thế kỷ 16). Hỏi người sống trong làng mạc hai bên phá thì họ bảo là Am Kẻ Chài. Nhưng người chài lưới thì nhắc đến tên kính cẩn hơn: Am Cô Giang.
Dưới đây là câu chuyện do một cụ già Trường Sơn kể lại:
Theo ông bà tôi thì am dựng đã lâu, lâu lắm. Hồi ấy, Huế chưa có kinh đô và vua còn ở đâu ngoài Bắc. Phá Cầu Hai lấy tên là Trựng Tô do người Chàm đặt. Hai bên bờ phá không có xóm người ở. Nhưng chính giữa phá đã có lớp người dựng lên làng mạc hẳn hoi. Quanh năm họ sống về nghề chài lưới. Họ là người của nhiều làng, nhiều nước. Nghe đâu có cả người Trung Quốc và dân Chiêm Thành nữa. Họ gặp nhau trong cảnh làm ăn hay trên đường lưu lạc. Rồi từ quen biết đến thân yêu, họ thành lập một làng sống với nhau trên mặt nước. Làng ấy là một khoảng phá lan dài trên tám dặm nước. Họ toàn là kẻ tha phương ở với nhau lâu ngày, tình liên lạc trở nên đậm đà và bát ngát.
Làng ấy không có tên và chỉ lấy chữ Làng vẻn vẹn. Nhưng dân chài lưới lại hiểu một cách sâu xa thấm thía. Động ai nhắc đến tên Làng là lòng họ đã thấy nhớ nao nao.
Dân trong Làng thường đi làm ăn phương xa, nhất là vào đầu mùa thu. Vì hồi ấy nước nguồn đổ xuống nhiều. Ở đâu có nước ở đó là nhà. Người chài lưới đã quen sống lênh đênh nên không biết ngại ngùng trên những dòng nước lạ. Họ cắm thuyền bất cứ đâu. Đời họ đã quen với phá rộng, với sông dài. Cách giao tiếp dễ dàng như con với mẹ.
Năm tôi hai mươi tuổi thì Làng được trên hai trăm dân. Hàng năm vào tháng bảy tôi đã chèo thuyền đi về phía Thuận An. Cuối năm nào tôi cũng gắng về...
Keywords:
Làng
,
audiobook
,
sách nói
,
sách audio
,
truyện audio
,
sách nói cho người mù
,
nhà văn
,
sách online
,
truyện dân gian
,
Anh Bán Cám Lợn
,
Sử Tử Tổng Tài
,
Quà Cưới Cho Cô Bé
,
Bông Hồng Dại Mình Lãng Tử Độc Chiếm
,
Hàn Huyết Lệnh
,
Con Nuôi Thầy Phù Thủy
,
Tuyệt Bất Đê Đầu
,
Cô Em Nhầm Giường Rồi
,
1 Phút 27 Giây
,
Quyết Ý Đi Cùng Anh
,
Em Là Niềm Kiêu Hãnh Của Anh
,
Thung Lũng Búp Bê
,
Những Hòn Đá Cuội
,
Chim Sơn Ca
,
Từ Bỏ Thế Giới Vàng Phần I
,
Nghệ Thuật Khích Lệ Nhân Viên
,
Cho Em Gần Anh Thêm Chút Nữa
,
Lẽ Phải Của Phi Lý Trí
,
Đêm Của Ma Mèo
,
Để Gió Cuốn Đi
,
Cục Cưng Lật Bàn Con Là Mẹ Trộm Được
,
5 Chìa Khoá Cho Người Làm Thêm Tay Trái
,
Vụ Án Ngôi Mộ Cổ Ở Ngoại Thành Bắc Kinh
,
Cảnh Giác Với Những Mức Lương Trên Trời
,
Đường Gươm Tuyệt Kỷ
,
Xích Long Châu
,
Mùa Hè Của Diệp Xuyên
,
Trên Hè Phố
,
Công Chúa Siêu Quậy Và Ác Ma Học Đường
,
Lẽ Nào Em Không Biết
,
Cát Bụi Chân Ai
,
Phiếu Cơm
,
Bình luận truyện