Đánh giá: 5.5/10 từ 2 lượt
Tác giả: Trần Trọng Kim
Thể loại: Lịch Sử
Giới thiệu:
Việt Nam Sử Lược
Tựa
Sử là sách không những chỉ để ghi chép những công việc đã qua mà thôi, nhưng lại phải suy xét việc gốc ngọn, tìm tòi cái căn nguyên những công việc của người ta đã làm để hiểu cho rõ những vận hội trị loạn của một nước, những trình độ tiến hóa của một dân tộc. Chủ đích là để làm cái gương chung cổ cho người cả nước được đời đời soi vào đấy mà biết cái sự sinh hoạt của người trước đã phải lao tâm lao lực những thế nào, mới chiếm giữ được cái địa vị ở dưới bóng mặt trời này.
Người trong nước có thông hiểu những sự tích nước mình mới có lòng yêu nước yêu nhà, mới biết cố gắng học hành, hết sức làm lụng, để vun đắp thêm vào cái nền xã hội của tiên tổ đã xây dựng nên mà để lại cho mình. Bởi những lẽ ấy cho nên phàm dân tộc nào đã có đủ cơ quan và thể lệ làm cho một nước độc lập, thì cũng có sử cả. Nước Việt ta khởi đầu có sử từ đời nhà Trần, vào quãng thế kỷ thứ XIII. Từ đó trở đi nhà nào lên làm vua cũng trọng sự làm sử. Nhưng cái lối làm sử của ta theo lối biên niên của Tàu. nghĩa là năm nào tháng nào có chuyện gì quan trọng thì nhà làm sử chép vào sách. Mà chép một cách rất vắn tắt cốt để ghi lấy chuyện ấy mà thôi, chứ không giải thích cái gốc ngọn và sự liên can việc ấy với việc khác là thế nào.
Nhà làm sử lại là người làm quan, vua sai coi việc chép sử, cho nên dẫu thế nào sự chép sử cũng không được tự do, thường có ý thiên vị về nhà vua, thành ra trong sử chỉ cần chép những chuyện quan hệ đến nhà vua, hơn là những chuyện quan hệ đến sự tiến hóa của nhân dân trong nước. Vả, xưa nay ta vẫn chịu quyền chuyên chế, vẫn cho việc nhà vua là việc nước. Cả nước chỉ cốt ở một họ làm vua, cho nên nhà làm sử cứ theo cái chủ nghĩa ấy mà chép sử, thành ra sử đời nào cũng chỉ nói chuyện những vua đời ấy mà thôi. Bởi vậy xem sử ta thật là tẻ, mà thường không có ích lợi cho sự học vấn là mấy.
Sử của mình đã không hay, mà người mình lại không mấy người biết sử. Là vì cái cách học tập của mình làm cho người mình không có thể biết được sử nước mình. Bất kỳ lớn nhỏ, hễ ai cắp quyển sách đi học thì chỉ học sử Tàu,chứ không học sử nước nhà. Rồi thơ phú văn chương gì cũng lấy điển tích ở sử Tàu, chứ chuyện nước mình thì nhất thiết không nói đến. Người mình có ý lấy chuyện...
Keywords:
Việt Nam Sử Lược
,
audiobook
,
sách nói
,
sách audio
,
truyện audio
,
sách nói cho người mù
,
audio truyện online
,
truyện online
,
sách hay nên đọc
,
Tứ Quái Tkkg 7 Bí Mật Ngôi Biệt Thự Cổ
,
Em Vốn Thích Cô Độc Cho Đến Khi Có Anh
,
Tiền Đồn
,
Rồi Sau Đó
,
Cô Bé Nói Dối
,
Thượng Tiên
,
Cái Mặt Không Chơi Được
,
Septimus Heap Tập 1 Pháp Thuật
,
Phù Dung Vương Phi
,
Đạo Mộ Bút Ký – Lão Cửu Môn
,
Tôi Vô Tội
,
Đêm Mưa Chọc Phải Tổng Giám Đốc Trí Mạng
,
Bảy Điều Ngạc Nhiên Dành Cho Tân Thủ Trưởng
,
Ebulwer Lytton
,
Vụ Bí Ẩn Đá Ngầm Cá Mập
,
Ruộng Hương Hỏa Có Ý Nghĩa Gì
,
Tam Công Chúa Và Tam Hoàng Tử Hạ Phàm
,
Con Gái Quân Cướp Đường
,
Tấm Lòng Vàng
,
Vứt Đi Nương Nương
,
Triệu Vũ Đế
,
San Hô Nhỏ Bé
,
Một Vụ Mất Tích Kỳ Lạ
,
Viên Ngọc Của Hoàng Đế
,
Tha Thứ Tình Yêu
,
Đừng Để Sói Ăn Thịt
,
Cõi Người Rung Chuông Tận Thế
,
Hạ Trắng
,
Những Câu Chuyện Kỳ Lạ Của Darren Shan 5 Phiên Tòa Của Tử Thần
,
Một Đêm Mê Loạn Đại Ca Xã Hội Đen Đừng Tới Đây
,
Lưu Công Kỳ Án Phần I
,
Tiểu Thư Hoàn Hảo Và Công Tử Lạnh Lùng
,
Bình luận truyện