Đánh giá: 5.5/10 từ 2 lượt
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Thể loại: Nghệ Thuật Sống
Giới thiệu:
Nẻo Vào Thiền Học
Có Không Mất Dấu (Tiếp Theo)
Đó là sự phủ nhận tám khái niệm căn bản về thực tại. Những khái niệm liên hệ như nhân quả, thời gian, không gian, chủ thể, đối tượng v.v… cũng được đưa ra mổ xẻ và phủ nhận.
Những khái niệm sinh, diệt, thường, đoạn v.v… sở dĩ hình thành là vì ý niệm về một cái ngã, một chủ thể thường còn, đồng nhất. Ví dụ khi nói sinh thì phải có chủ thể sinh, nói diệt thì phải có chủ thể diệt. Đi tìm chủ thể ấy, ta không thấy.
Về khái niệm sinh (production) chẳng hạn, Long Thọ bảo: không làm gì có sự sinh khởi của bất cứ một vật gì. Long Thọ đặt ra câu hỏi: trước khi một quả Q sinh ra từ một nhân N thì quả Q đó đã có tiềm tàng trong nhân N hay không? Nếu trả lời không như trong trường hợp thứ nhất, thì Long Thọ bảo là vô lý, bởi lý do giản dị: nếu không sẳn có trong N thì Q không thể do N sinh ra được. Con gà con nếu được sinh ra từ quả trứng vì nó đã có tiềm tàng trong trứng. Con gà con có thể sinh ra từ một cục đá hay một cái bàn bằng gỗ hay không? Nếu ta trả lời có như trong trường hợp thứ hai, thì Long Thọ bảo: Nếu Q đã có sẵn trong N rồi thì tại sao phải sinh ra mới có thể tồn tại được? Sinh tức là từ không trở nên có: nếu đã là có thì không thể sinh. Vì vậy, chỉ có sự chuyển biến trở thành mà thực ra không có sinh, diệt. Khái niệm sinh bị vô lý hóa. Và trong quá trình đó, người đối thoại có thể thấy được tính cách vô thường, vô ngã và không của cái mà ta tưởng là chủ thể của sinh diệt.
Mọi khái niệm đều được đánh đổ theo phương pháp trên, nhưng không bao giờ Long Thọ để cho một khái niệm nào đến thay thế như một chân lý. Ví dụ trong trường hợp khái niệm sinh bị đánh đổ, có thể có khái niệm chuyển biến trở thành, hoặc khái niệm bất sinh hiện ra. Tất cả đều bị ngã gục dưới biện chứng pháp của Long Thọ. Vì biện chứng pháp là phương tiện đánh đổ khái niệm nhưng không khiến người ta bị kẹt vào khái niệm đối lập, cho nên nó được gọi là Trung đạo: con đường trung dung. Trung dung ở đây không có nghĩa là tổng hợp giữa cái có và cái không, cái sinh và cái bất sinh mà là một sự siêu việt khỏi thế giới khái niệm. Biện chứng pháp này còn được diễn tả bằng nguyên tắc nhị đế (hai loại chân lý): chân đế (Naramàrtha Satya) tức là chân lý tuyệt đối và tục đế (Samyvriti Satya) tức là chân lý tương đối....
Keywords:
Nẻo Vào Thiền Học
,
audiobook
,
sách nói
,
sách audio
,
truyện audio
,
sách nói cho người mù
,
văn học việt nam
,
audio truyện online miễn phí
,
audio truyện đêm khuya
,
Z28 Mây Mưa Thụy Sĩ
,
Tớ Thích Cậu Mất Rồi Xin Lỗi
,
Thiên Sứ Tử Thần
,
Người Yêu Dấu
,
Biệt Thự Hoàng Tử
,
Sư Huynh Rất Vô Lương
,
Truyện Ngắn Sê Khốp
,
Quân Sủng Cô Vợ Nhỏ
,
Harry Potter Và Chiếc Cốc Lửa
,
8 Cách Giết Thời Gian Của Dân Văn Phòng
,
Hương Cỏ Dại
,
Kinh Hoàng
,
Vợ Và Người Tình
,
Bá Yêu Mưu Tình
,
Điệu Sáo Mê Hồn
,
Bằng Lăng Tím Nở
,
Sát Thủ Băng Giá – Nữ Hoàng Của Bóng Đêm
,
9 Bước Trở Thành Triệu Phú
,
Nghệ Thuật Trình Diễn
,
Hạt Đậu Tương Tư
,
Sư Huynh Trên Đời Đều Đen Tối
,
9 Tuyệt Chiêu Viết Quảng Cáo
,
Chú Hai Huấn
,
Khi Trẻ Cãi Lời
,
6 Cách Giúp Bạn Làm Việc Hiệu Quả Hơn
,
Than Đen Hoàng Hậu
,
Sương Sa Lạnh Lùng
,
Emily Trên Dải Cầu Vồng
,
6 Cách Diễn Đạt Hiệu Quả Với Cấp Dưới
,
Mừng Chúa Thắng Trận
,
Tiểu Thất Chậm Đã
,
Bảy Năm Sau
,
Bình luận truyện