Đánh giá: 5.5/10 từ 2 lượt
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Thể loại: Nghệ Thuật Sống
Giới thiệu:
Trái Tim Của Bụt
Chương 1
Hôm nay là ngày 21 tháng 11 năm 1993, chúng ta khai giảng khóa tu mùa Đông ở tại Xóm Hạ, Làng Hồng. Khoá học của chúng ta là Phật Pháp Căn Bản (Basic Buddhism). Tuy gọi là căn bản nhưng chúng ta phải hết sức dụng tâm tu học thì mới hiểu được đến chỗ sâu sắc. Trong bài mở đầu này, tôi sẽ trình bày với quí vị về cách chúng ta nên học Phật Pháp như thế nào.
PHẢI HỌC KINH ĐIỂN MỘT CÁCH KHÔN NGOAN
Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn. Trước đó, kinh điển chỉ được truyền tụng bằng miệng, từ thế hệ này sang thế hệ khác, do các vị gọi là kinh sư. Các vị kinh sư ngày xưa thuộc hết các kinh điển và có nhiệm vụ tụng đọc lại cho đại chúng nghe. Có những vị thuộc lòng tất cả tạng kinh. Ngoài các vị kinh sư còn có các vị luật sư. Các vị kinh sư thuộc kinh, những vị luật sư thì nhớ luật. Sự truyền thừa kinh và luật hoàn toàn căn cứ vào trí nhớ. Mãi đến thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch, kinh điển mới được ghi chép. Vì vậy, trong thời gian bốn, năm trăm năm truyền thừa, nhiều điều sai lầm cũng được chép lại, lý do là nhiều thế hệ Phật tử đã nhớ sai, hiểu lầm và hành trì không đúng.
Chúng ta biết rằng ngay chính trong thời Bụt còn tại thế mà nhiều người vẫn không hiểu được lời Bụt dạy, vẫn diễn giải lời Bụt một cách sai lầm. Nhiều khi Bụt phải gọi người đó tới hỏi: Thầy nghe như thế nào mà thầy nói như vậy?. Không những người ngoài đời hiểu lầm giáo lý của Bụt, mà cả trong giáo đoàn cũng có nhiều người hiểu lầm nữa. Đọc kinh Người bắt rắn, chúng ta đã thấy chính đệ tử của Bụt đã hiểu lầm Bụt, ngay trong khi Bụt còn tại thế. Vậy thì trong 400 năm, 500 năm sau ngày Bụt nhập diệt, truyền thừa lại những lời của Bụt bằng trí nhớ, bằng cách truyền miệng, thế nào cũng có sai lầm. Sai lầm không những vì nhớ lầm mà thôi, mà còn vì cách hiểu và hành trì không đúng. Khi hiểu sai rồi hành trì sai, thì những lời Bụt dạy truyền lại cũng sai luôn.
Vì vậy, chúng ta phải rất cẩn thận trọng khi học đạo Bụt, và đừng bị kẹt vào những câu những chữ ở trong kinh. Trong truyền thống Đại thừa có câu y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan, nghĩa là nếu quí vị nương vào kinh mà giải nghĩa từng chữ, từng câu một thì thế nào cũng nói oan cho các đức Bụt trong ba đời. Nhưng cũng phải biết câu thứ hai ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết, nghĩa là...
Keywords:
Trái Tim Của Bụt
,
audiobook
,
sách nói
,
sách audio
,
truyện audio
,
sách nói cho người mù
,
sách văn học
,
thư viện sách
,
văn học việt nam
,
Om Đóm
,
Đạo Mộ Bút Ký Tập 2
,
Đời Sinh Viên Khổ Nạn
,
Vụ Bí Ẩn Ngôi Nhà Bị Thu Nhỏ
,
10 Lý Do Ngăn Cản Bạn Làm Giàu
,
Người Bạn Ma
,
Này Em Làm Cô Dâu Của Anh Nhé
,
Ván Cờ Xuân
,
Vội Vã
,
Câu Chuyện Đời Tôi
,
Tân Nương Mới Gả
,
Vụ Bí Ẩn Con Quái Vật Trên Núi
,
Duyên Xuân
,
Những Quả Trứng Định Mệnh
,
3 Cách Thu Hút Sự Chú Ý Của Nhà Tuyển Dụng
,
5 Cách Tăng Lòng Tự Tin Nơi Công Sở
,
Lang Gia Bảng Tập I Ii Iii
,
Thương Hải
,
Kính Vạn Hoa 28 Mùa Hè Bận Rộn
,
Bâng Khuâng Tơ Trời
,
Phó Bang Chủ Cưỡng Tình
,
Cái Án Ông Cụ
,
Mây Gió Đổi Thay
,
Dấu Chân Bãi Cát
,
Bài Học Sự Nghiệp Từ Những Câu Danh Ngôn Nổi Tiếng
,
Ôsin Lại Trốn Việc Nữa À Chuyên Gia Tư Vấn Tình Yêu Của Tôi
,
Những Dòng Sông Chảy Qua Vùng Đá Sạn
,
Bưu Hãn Dân Quê
,
Triệu Hoán Thần Binh
,
Út Quyên Và Tôi
,
Bên Kia Vườn Hoa
,
Ngôi Nhà Có Cánh Cổng Cao Cao
,
Bình luận truyện